Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía Tây-Bắc có một địa danh khá nổi tiếng của Việt Nam : Buôn Đôn là cách gọi của người Êđê và Mnông, còn người Lào thì gọi là Bản Đôn (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương
Buôn Đôn thuộc xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk), trước đây đã từng là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.
Các đặc trưng tiêu biểu của Buôn Đôn:
Sông Serepok
Serepôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk dài 406 km . Đây là một chi lưu quan trọng của sông Mê kông. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông.
Cuối thế kỷ 19, khi đường bộ còn chưa phát triển, sông Serepôk là một trong những đường giao thương quan trọng trong vùng. Người Lào và Cao Miên thường đi thuyền ngược dòng sông để đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với vùng cao nguyên Đắk Lắk của Việt Nam. Bản Đôn ngay từ ngày ấy đã trở thành một thương cảng sầm uất; nơi đây lúc ấy có thể ví như Hội An của Đà Nẵng hay Phố Hiến - Hưng Yên.
Cầu treo
Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn.
Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp sắt. Cầu được bắc trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepôk. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằn trên cây. Khi đến đây, khách tham quan có thể đi trên cầu để hưởng cái cảm giác lắc lư theo nhịp chân hoặc nghỉ trên các sàn gỗ lơ lửng trên cây giữa dòng sông.
Nhà sàn cổ
Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun Yu Nốb. là nhà của một thợ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn và được mệnh danh là vua voi. Nhà đã có đến trên 115 năm tuổi; được làm hoàn toàn bằng các lọai gỗ tốt của rừng già Buôn Đôn như Hương, Căm Xe, Cà Chít...
Trong nhà hiện trưng bày nhiều kỉ vật về cuộc đời và dụng cụ săn bắt voi của vua Voi Bản Đôn và những người kế tục
Trong lịch sử Buôn Đôn có những con voi vô cùng quý hiếm. Đó là 3 con Bạch Tượng, một cống nạp cho vua Thái Lan (cuối thế kỷ XVIII), một dành tặng vua Bảo Đại và một được Ngô Đình Diệm, Tổng thống chế độ Việt Nam Cộng Hoà thu nhận.
Lên Buôn Đôn thì nên ăn cơm lam với gà nướng Bản Đôn, uống rượu A Ma Công.
Rượu A Ma Công
Được ngâm từ thang thuốc gồm độc nhất lá và thân, rễ cây Trơng, một loài cây mọc trong rừng già Buôn Đôn. Do nó có một công dụng rất hiệu qủa cho qúy ông và được báo chí nhắc đến rất nhiều nên được nhiều người biết đến tìm mua như một đặc sản, một món quà quý mang đậm chất Bản Đôn.
Rượu lấy theo tên A Ma Công là một huyền thoại sống của vùng Bản Đôn, đến năm 2007 ông khoảng 90 tuổi vẫn đang còn khỏe mạnh. Ông là cháu 3 đời của vua voi Khun Yu Nốb, bản thân ông cũng là một Gru kỳ cựu, trong đời đã săn được trên 100 con voi.
Người Bản Đôn nói rằng với bài thuốc của mình năm 75 tuổi A Ma Công vẫn rất cường tráng còn lấy thêm người vợ thứ tư và đã sinh thêm được một người con trai.
Gà nướng Bản Đôn
Gà nướng Bản Đôn là một món đặc sản không thể không thưởng thức khi các bạn đến với Bản Đôn. Là loại “gà đồng bào” nuôi thả trong vườn được nướng tay và không ướp bất cứ một gia vị gì, khi ăn chấm với muối sả và ớt cùng với cơm Lam.
Thơm nhất là con, ngon nhất là cơm
Nhiều người cho rằng, đến ĐăkLăk mà chưa đến Buôn Đôn thì coi như chưa lên ĐăkLăk; như vậy có thể nói Buôn Đôn có một vị trí rất quan trọng trong các danh lam, thắng cảnh của vùng Tây Nguyên trù phú này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét